Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Nguyên nhân và cách khắc phục máy tính không vào Facebook

  Dưới đây là những cách khắc phục giúp bạn truy cập mạng nhanh chóng và ổn định mới nhất 2018, áp dụng thành công với các nhà mạng, mời các bạn cùng tham khảo.

Nếu bạn không thể kết nối được internet, rất có thể nguyên nhân là do nhà cung cấp dịch vụ.
Nếu bạn không thể kết nối được internet, rất có thể nguyên nhân là do nhà cung cấp dịch vụ.

Nguyên nhân nào khiến máy tính bạn không thể truy cập internet mặc dù bạn đã ping cả LAN và cả WAN vẫn được nhưng truy cập trình duyệt lại không đươc được mạng. Để khắc phục mỗi khi máy tính không vào được internet bạn hãy xem vào thực hiện sửa lỗi bằng một trong những cách đơn giản sau.

 Khởi động lại thiết bị wifi: modem, router để khắc phục máy tính không vào Facebook

Nếu bạn không thể kết nối được internet, rất có thể nguyên nhân là do nhà cung cấp dịch vụ. Để xác định, hãy kiểm tra Modem và Router. Hãy quan sát 4 đèn là: Power, Data, Lan và Link. Nếu bạn thấy đèn dữ liệu đang hoạt động (Data) không liên tục nháy sáng thì phần nhiều khả năng nguyên nhân không kết nối được internet là do nhà cung cấp dịch vụ.

Hãy thử khắc phục lỗi này bằng cách tắt đi rồi bật lại Modem bởi vì cũng giống như máy tính, đôi khi lỗi có thể khắc phục bằng cách restart. Một cách khác để thử khắc phục lỗi này là bạn hãy thử ấn vào nút hard reset trên modem, tuy nhiên, sau đó bạn sẽ phải tự cấu hình lại trang router trên máy của bạn.

Đặt lại IP tĩnh cho máy tính để khắc phục máy tính không vào Facebook

Bước 1: Bạn kích phải chuột vào biểu tượng mạng chọn Open Network And Sharing Center.

Open Network And Sharing Center

Bước 2: Chọn Change adapter settings.

Change adapter settings

Bước 3: Ấn chuột phải vào wifi đã kết nối chọn Properties.

Properties

Bước 4: Kích đúp vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4).

 Internet Protocol Version 4

Bước 5: Trong hộp thoại Internet Protocol Version 4 chọn dòng Use the folowing IP address.

IP address: là thông số của modem. 192.168.1 là bắt buộc, bạn chỉ được thay đổi số cuối cùng trong dãy. Chẳng hạn như 192.168.1.16 hoặc 192.168.1.20....

Default Gateway: nhập vào địa chỉ IP dùng để truy cập vào phần quản trị của modem bạn hãy nhập là 192.168.1.1.

Tiếp tục chọn Use the folowing DNS server addresses và điền DNS của google là 8.8.8.8 và 8.8.4.4.

Chọn OK.

Máy tính không vào được mạng 1

3 Sử dụng câu lệnh trong DOS để khắc phục máy tính không vào Facebook

Vào Search gõ cmd và ấn chuột phải vào Command Prompt-> Run as administrator.

Sử dụng câu lệnh trong DOS

Trong Administrator: Comman Prompt gõ lệnh netsh winsock reset catalog.

Netsh winsock reset catalog

Tiếp tục lệnh netsh int ip reset reset.log

Netsh int ip reset reset.log

Sau đó khởi động lại máy tính là vào được.

 Kích hoạt chế độ từ Disable thành Enable để khắc phục máy tính không vào Facebook

Nhiều trường hợp đã để chế độ Disable của mạng bởi vậy khiến máy tính không thể truy cập được vào mạng. Hãy kích hoạt chế độ Disable bằng Enable bằng cách: Ấn chuột phải vào biểu tượng mạng -> Open Network and Sharing Center-> Change adapter settings-> Chuột phải vào mạng dùng chuyển Disable thành Enable.

Kích hoạt chế độ từ Disable thành Enable

 Chưa cài driver cạc mạng cho máy tính nên máy tính không vào Facebook

Nếu chưa được hãy kiểm tra xem máy tính bạn đã cài driver mạng hay chưa nhé để kiểm tra bạn thực hiện như sau:

Chuột phải vào Computer-> Manage-> Device manager-> Network adapters.

Chưa cài driver cạc mạng cho máy tính

 Do virus chặn cổng nên không vào được mạng nên máy tính không vào Facebook

Nếu có nhiều máy tính dùng chung một đường mạng, trong đó có 1 máy tính không thể vào mạng thì nhiều khả năng là do lỗi phần mềm trên máy, do virus, driver card mạng bị lỗi hoặc do trình duyệt. Để giải quyết vấn đề này, bước đầu tiên hãy tiến hành thao tác quét virus trên máy tính của bạn.

Hãy sử dụng những phần mềm diệt virus để quét mỗi khi máy tính lỗi mạng. Điều duy nhất giúp bảo vệ máy tính hiệu quả và lại vào mạng thành công.

Trên đây là những cách khắc phục lỗi truy cập vào facebook, bên cạnh đó còn một cách nữa đó là bạn có thể vào facebook bằng điện thoại, bạn hoàn toàn không phải lo facebook sẽ bị chặn hay bị lỗi nữa.

Ý nghĩa và cách vận hành của địa chỉ IP

 Laptop, điện thoại, máy tính bảng, camera hoặc bất cứ thiết bị nào mà có kết nối với 1 mạng Internet hoặc mạng LAN, đều có 1 địa chỉ nhận dạng duy nhất. Địa chỉ này đại diện cho 1 thiết bị để cho các thiết bị khác có thể giao tiếp được với nhau. Địa chỉ này được gọi là IP - Internet Protocol.

Nếu bạn là một người sử dụng internet lâu năm, bạn đang dùng các thiết bị công nghệ có khả năng truy cập internet, thì bạn đã từng nhìn thấy dãy số kiểu như thế này: 192.168.1.34. Tất nhiên với đại đa số người dùng, thì họ không cần quan tâm đến những dãy số trên, nó đã được hệ điều hành tự xử lý và tự động làm những công việc của nó, bạn chỉ cần bảo đảm đã kết nối vào internet là được. Tuy nhiên nếu bạn thực sự muốn hiểu sâu hơn về IP, thì hãy tiếp tục theo dõi ở phần sau.

Địa chỉ IP đại diện cho 1 thiết bị để cho các thiết bị khác có thể giao tiếp được với nhau.
Địa chỉ IP đại diện cho 1 thiết bị để cho các thiết bị khác có thể giao tiếp được với nhau.

Vậy tại sao bạn cần phải hiểu sâu hơn về IP? Đơn giản là nếu bạn muốn tự mình khắc phục các vấn đề về kết nối mạng, biết cách lưu trữ hoặc lấy dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác, cài đặt một server lưu trữ dữ liệu dùng chung cho gia đình… thì bạn cần phải biết về IP, ngoài ra IP cũng rất hấp dẫn, bạn có thể tăng thêm kiến thức của mình.

Trong bài viết này, các thiết bị có thể kết nối internet bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng… đều được gọi chung là máy tính.

Lưu ý: bài viết chỉ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về địa chỉ IP cho các bạn không phải chuyên công nghệ thông tin có thể hiểu được, còn những thông tin kỹ thuật cao hơn thì sẽ không đề cập.

Vậy, địa chỉ IP là gì?

Theo Wikipedia, Địa chỉ IP (IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.

Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng.

Một cách đơn giản hơn: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc. Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa chỉ nhà của bạn để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không phải một người nào khác.

Địa chỉ IP - Internet Protocol - giao thức Internet.

Địa chỉ IP - Internet Protocol - giao thức Internet.

Địa chỉ IPv4 thường được viết theo dạng gồm bốn nhóm số thập phân, ngăn cách nhau bằng dấu chấm, kiểu 192.168.1.34. Do 32 bit chia đều cho bốn nhóm số, nên mỗi nhóm sẽ gồm tám bit dữ liệu, thường gọi là một oc-tet, nghĩa là bộ 8-bit nhị phân. Với số bit này, giá trị của mỗi oc-tet sẽ gồm 2^8 = 256 giá trị nằm trong khoảng từ 0 (tám bit toàn 0) đến 255 (tám bit toàn 1). Vậy với địa chỉ thập phân 192.168.1.34 thì đổi qua nhị phân sẽ là 11000000.10101000.00000001.00100010. Máy tính chỉ làm việc với các số nhị phân, nên đây chỉ là dãy số IP cho máy tính hiểu thôi, với người dùng bình thường thì sẽ không cần quan tâm đến dãy số này

Hai thành phần của một địa chỉ IP (ở đây chỉ nói đến lớp mạng C)

Thành phần của địa chỉ IP.

Thành phần của địa chỉ IP.

Một địa chỉ IP được chia ra làm 2 phần:

Network ID: gồm 3 bộ số đầu tiên, Network ID được dùng để xác định mạng mà thiết bị đang kết nối vào. Ví dụ với đia chỉ 192.168.1.34, thì Network ID là 192.168.1., nghĩa là tất cả các thiết bị có cùng lớp mạng 192.168.1. sẽ giao tiếp được với nhau. Các địa chỉ IP ngoài mạng trên sẽ không giao tiếp được đến các địa chỉ trong mạng đó.

Host ID: là bộ số cuối cùng, dùng để xác định địa chỉ chính xác của thiết bị. Ví dụ với đia chỉ 192.168.1.34, thì Host ID là 34. Trong 1 mạng 192.168.1. , thì sẽ có từ 1 đến 254 bộ Host ID, tương ứng với số thiết bị kết nối vào.

Nói một cách dễ hiểu, trong một mạng nội bộ thì Network ID chính là tên con đường, trong con đường này thì sẽ có nhiều Host ID chính là số nhà. Vậy để tìm một nhà nào đó tại Đà Nẵng, bạn chỉ cần biết tên đường (Network ID) và số nhà (Host ID) là được.

Subnet Mask

Mỗi địa chỉ IP đều đi kèm với thành phần gọi là Subnet mask. Vì giao thức TCP/IP quy định hai địa chỉ IP muốn làm việc trực tiếp với nhau thì phải nằm chung một mạng, hay còn gọi là có chung một Network ID. Subnet mask là một tập họp gồm 32 bit tương tự địa chỉ IP, nhưng có đặc điểm là phân làm hai vùng, vùng bên trái toàn các bit 1, còn vùng bên phải toàn các bit 0. Như vậy phần địa chỉ IP nằm tương ứng với vùng các bit 1 của Subnet mask được gọi là vùng Network của địa chỉ đó, phần bit 0 thì được gọi là Host ID.

Subnet Mask quy định lớp mạng của một địa chỉ IP.

Subnet Mask quy định lớp mạng của một địa chỉ IP.

Ví dụ: với địa chỉ 192.168.1.34, thì trong phần cấu hình mạng, chúng ta sẽ cấu hình Subnet Mask như sau:

192.168.1.34 - Network ID. Network ID. Network ID.Host ID

255.255.255.0 - Network ID. Network ID. Network ID.Host ID

Có ba Subnet mask chuẩn là 255.0.0.0 dành cho các địa chỉ mạng lớp A, 255.255.0.0 dành cho các địa chỉ mạng lớp B, và 255.255.255.0 dành cho các địa chỉ mạng lớp C. Ở ví dụ trên chúng ta đang sử dụng lớp C, phổ biến hơn.

Tóm lại, Subnet Mask quy định lớp mạng của một địa chỉ IP, để 2 thiết bị giao tiếp được với nhau thì cần phải cấu hình cùng Subnet Mask.

Default Gateway là gì?

Default Gateway chính là địa chỉ của Router nhà bạn.
Default Gateway chính là địa chỉ của Router nhà bạn.

Giao thức TCP/IP cũng quy định rằng hai địa chỉ IP có cùng Network ID thì có thể gửi thông tin trực tiếp cho nhau. Ví dụ như 192.168.1.34 và 192.168.1.35 có cùng NetID là 192.168.1.0 nên gửi thông tin cho nhau một cách đơn giản, vì trong cùng một mạng.

Trường hợp hai địa chỉ IP có Network ID khác nhau, ví dụ như 192.168.1.2 có Network ID là 192.168.1.0, còn 172.16.4.2 có Network ID là 172.16.0.0, muốn gửi thông tin cho nhau thì phải đi xuyên qua thiết bị Router (bộ định tuyến), bằng cách gửi ra một cổng thoát mặt định, Default Gateway là địa chỉ IP của Router đó.

Trong mạng máy tính gia đình, các địa chỉ máy con thường là 192.168.1.2, 192.168.1.3, 192.168.1.4 ..., khi muốn gửi nhận thông tin ra ngoài Internet, là các địa chỉ IP bất kỳ nào đó, chắc chắn có Network ID khác với 192.168.1.0, thì phải gửi ra địa chỉ Default Gateway là 192.168.1.1. Địa chỉ IP 192.168.1.1 này phải được cài đặt sẳn trên Router ADSL của gia đình. Điều này cũng có nghĩa rằng một máy tính trong gia đình muốn kết nối ra Internet thì phải gửi thông tin ra Router ADSL, và thiết bị này sẽ định hướng lại gói tin đi đến nơi cần đến.

Vậy, Default Gateway chính là địa chỉ của Router nhà bạn, là địa chỉ khi mà bạn muốn truy cập vào một trang web nào đó, thì thông tin bạn yêu cầu sẽ từ máy tính của bạn gửi đến Default Gateway của Router, rồi sau đó Router sẽ gởi thông tin này ra ngoài internet để tải trang web đó và trả ngược lại cho bạn.

DNS Servers là gì?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe "đổi DNS Servers" để truy cập được Facebook, vậy bạn có biết DNS Server là gì chưa?

Khi bạn truy cập một website, ví dụ như trang facebook.com, …, thì tất cả các trang web trên đều được xác định địa chỉ bởi IP. Nhưng với một người dùng cuối, bạn không thể nào nhớ hết được các địa chỉ IP của từng trang web, do đó DNS ra đời.

DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên. Đúng như tên gọi, nó có nhiệm vụ phân giải tên miền thành địa chỉ IP để bạn có thể truy cập được một trang web.

Vậy tại sao gọi là DNS Servers? Bởi vì hệ thống DNS được cài đặt trên một hệ thống máy chủ, bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Trở lại câu hỏi vì sao phải đổi DNS server để vào được facebook ? Rất đơn giản, nếu bạn để DNS Server mặc định, thì DNS Server đó sẽ trỏ đến hệ thống phân giải tên miền của nhà cung cấp internet cho bạn, ví dụ như nhà mạng VNPT. Và nhà mạng VNPT đó sẽ không phân giải tên miền facebook.com qua địa chỉ IP nhằm không cho bạn truy cập vào facebook. Cho nên cách khắc phục, đơn giản bạn chỉ cần đổi DNS Servers qua server của Google (8.8.8.8), DNS Servers của Google sẽ giúp bạn phân giải tên miền facebook.com qua IP, và bạn sẽ truy cập bình thường.

Sự khác nhau giữa IPv4 và IPv6

Địa chỉ IP mà chúng ta ví dụ nãy giờ là địa chỉ IPv4 được phát triển những năm 70. IPv4 chỉ được biểu diễn dưới dạng 32 bit nhị phân, nên nó sẽ cung cấp được hơn 4 tỷ địa chỉ IP khác nhau. Nghe có vẻ nhiều, nhưng hiện số lượng địa chỉ IPv4 đang cạn kiệt dần, thế giới đã và đang chuyển qua dùng IPv6.

IPv6 với 128 bit nhị phân, cung cấp tới hơn 340 nghìn tỷ nghìn tỷ, nghìn tỷ địa chỉ (2 mũ 128), một con số vô hạn mà chúng ta không thể dùng hết, nên chúng ta sẽ không còn sự thiếu địa chỉ IP nữa.

IPv4 hiển thị các địa chỉ dưới dạng chuỗi số dài 32 bit được viết bằng định dạng thập phân, như 207.241.148.80 hoặc 192.168.1.1. Vì có hàng nghìn tỷ số địa chỉ IPv6 nên chúng được viết bằng hệ thập lục phân như 3ffe: 1900: 4545: 3: 200: f8ff: fe21: 67cf.

Làm thế nào để một thiết bị có bộ cấu hình IP của riêng nó?

Bạn chắc cũng sẽ nhận ra là mặc dù mình chưa hề cấu hình địa chỉ IP cho điện thoại hay máy tính của mình, nhưng nó vẫn vô internet được và có địa chỉ IP riêng đoàng hoàng. Đó là do thiết bị của bạn đang để chế độ nhận IP động, bây giờ hãy cùng tìm hiểu thêm một ít về IP động và IP tĩnh.

Thay đổi địa chỉ IP.

Thay đổi địa chỉ IP.

Như trong hình bạn thấy có 2 lựa chọn:

  • Obtain an IP address automatically: ở đây thiết bị của bạn sẽ tự động nhận được bộ cấu hình IP thông qua một hệ thống gọi là DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). DHCP được cấu hình trong Router nhà bạn, khi một thiết bị kết nối với Internet, DHCP sẽ gởi một bộ thông tin IP để giúp cho thiết bị của bạn kết nối được với mạng mà bạn không cần phải làm gì thêm. Lưu ý là mỗi lần bạn truy cập lại vào hệ thống mạng nhà bạn, địa chỉ IP sẽ thay đổi qua một địa chỉ mới.
  • Use the following IP address: ở đây bạn sẽ tự cấu hình địa chỉ IP của riêng bạn, và nó sẽ không bị thay đổi khi vào ngắt kết nối xong kết nối lại. Việc này sẽ hữu ích khi bạn muốn làm một hệ thống lưu trữ trên một máy tính cố định, với một IP cố định.

Vậy là xong những kiến thức cơ bản của IP, hy vọng bạn đã nắm được và sẽ tự mình khắc phục những vấn đề mà bạn gặp phải khi kết nối mạng.

Tổng hợp các lỗi cài đặt Win trên máy tính

 Trong quá trình cài đặt Win trên máy tính, việc gặp phải một số lỗi là điều không thể tránh khỏi. Bạn có thể gặp phải báo lỗi không nhận ổ cứng, hoặc những kiểu báo lỗi thiếu driver. Và dù bạn cài đặt Windows từ đĩa CD, từ USB hay từ ổ cứng thì đều có thể gặp vấn đề. Những lỗi này chắc chắn sẽ làm gián đoạn quá trình cài Win, ảnh hưởng tới công việc của người dùng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại những lỗi phổ biến khi cài đặt Win cũng như cách khắc phục những lỗi này.

1. Lỗi cài Win không thấy ổ cứng cài Win

 Lỗi cài Win không thấy ổ cứng cài Win

Khi cài đặt Windows bạn không nhìn thấy danh sách ổ cứng và phân vùng để chọn lựa. Lỗi này thường xảy tra trên máy tính tính lắp ổ cứng NVME, hoặc khi cài đặt Windows 7. Nguyên nhân là do phiên bản Windows quá cũ không được mainboard hỗ trợ, một số máy mới hiện nay cần driver SATA mới hơn.

2. Lỗi cài Windows Cannot Be Installed to a Disk

Lỗi cài Windows Cannot Be Installed to a Disk

Nhóm lỗi thông báo Windows Cannot Be Installed to a Disk có rất nhiều kiểu báo lỗi khác nhau, như GPT Partition Style, MBR partition table, not Support Booting to This Disk,… Mỗi một dạng lỗi sẽ có những cách sửa khác nhau.

3. Lỗi Load driver thiếu Driver USB 3.0

Thông báo lỗi sẽ như hình dưới đây.

 Lỗi Load driver thiếu Driver USB 3.0

Lỗi này thường xảy ra với máy tính cài đặt Windows 7 sử dụng mainboard đời mới (như Skylake), khi mà bộ cài Win 7 không hỗ trợ driver USB 3.0. Nguyên nhân có thể do tạo USB cài Win từ file ISO bằng Rufus, Windows Creation Tools…

Nếu máy tính có cổng USB 2.0 thì cắm lại USB để cài đặt lại Win.

Hoặc cài đặt Win bằng Mini Windows rồi tải driver USB 3.0, chọn thư mục 32 hay 64 tùy vào phiên bản Windows mà người dùng đang sử dụng.

4. Lỗi nhấn Next khi cài Win

Lỗi này có thể do phân vùng ổ cứng đang dùng có định dạng MBR, nhưng trong quá trình cài đặt chọn phân vùng thì phân vùng đó không phải phân vùng Primary.

Trong giao diện chúng ta nhấn Show details để xem chi tiết không nhấn Next được. Nếu lỗi này liên quan tới MBR, GPT partiton style thì cách sửa lỗi sẽ theo mục 2 bên trên. Nếu file ISO trên USB thì copy vào ổ cứng trước khi mount để sửa lỗi, sau đó nhấn vào file exe để cài đặt Win.

Nếu do phân vùng khởi động Windows đã cũ thì cần phải xóa hết các phân vùng nhỏ hơn 500MB. Sẽ có các phân vùng để xóa gốm Recovery, System, MSR (với win UEFI), ổ C, ổ dữ liệu. Nhấn vào từng phân vùng Win cũ rồi nhấn Delete bên dưới để xóa.

Lỗi nhấn Next khi cài Win

Kết quả còn lại là những ổ chứa dữ liệu với phân vùng Unallocated. Nhấn vào phân vùng này rồi nhấn Next để cài đặt.

Nhấn vào phân vùng này rồi nhấn Next để cài đặt.

Trong trường hợp người dùng vẫn không nhấn Next thì rút USB ra. Khi được hỏi thì nhấn Okvà quay về màn hình chính, nấn Install now. Xuất hiện báo lỗi thiếu driver USB 3.0, nhấn OK rồi tắt cửa sổ cài đặt. Cuối cùng cắm lại USB rồi chọn Install now.

5. Lỗi thông báo Windows Cannot File Required

Lỗi này là do bộ cài Windows mà bạn sử dụng bị lỗi, do đã qua chỉnh sửa hoặc quá trình đóng bị lỗi. Có thể check lại mã MD5 và SHA1 để kiểm tra tính toàn vẹn của tập tin.

6. Lỗi báo 0x80070570 khi cài Win

Người dùng cần kiểm tra xem bộ cài Win có bị lỗi hay không, nếu không lỗi là do RAM có vấn đề.

7. Lỗi báo 0x80070057

Khi gặp lỗi này mà bộ cài Win không bị lỗi thì cần xóa hết các phân vùng Win cữ như phần 4. Sau khi còn lại phân vùng Unallocated và các ổ chứa dữ liệu, thì nhấn phân vùng Unallocated > New > Apply. Phần Size để nguyên như thiết lập cũng được.

Lỗi báo 0x80070057

Hiện thông báo như dưới đây, nhấn Ok để tiếp tục.

Hiện thông báo như dưới đây, nhấn Ok để tiếp tục.

Kết quả Windows sẽ tạo lại phân vùng khởi động có dung lượng nhỏ hơn 500MB. Chọn phân vùng cài Win rồi nhấn Format. Hiển thị thông báo định dạng lại phân vùng, nhấn OK. Cuối cùng bạn nhấn vào phân vùng vừa Format rồi nhấn Next để tiến hành lại quá trình cài đặt.

Chọn phân vùng cài Win rồi nhấn Format.

8. Lỗi không xóa được phân vùng cũ

Nếu quá trình thực hiện cần phải xóa phân vùng cũng như một số lỗi bên trên mà không xóa được, thì người dùng buộc phải khởi động lại máy tính. Nếu vẫn chưa xóa được thì cài đặt phần mềm Partition Wizard.

9. Lỗi cài đặt Windows với mã 0x80300024

Khi hiển thị mã lỗi 0x80300024 này thì cách khắc phục duy nhất là cập nhật bản BIOS mới nhất cho máy tính. Một số trường hợp cài bản Win 10 mới hoặc cài Windows 7 UEFI mà treo máy thì đều hiển thị mã lỗi này.

Cách tăng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7...

  Ổ C của bạn bị đầy khiến máy tính chạy chậm, máy nóng và đôi lúc sập nguồn? Bạn muốn mở rộng ổ đĩa điều hành (ổ C:\) mà không mất dữ liệu? Hãy làm theo hướng dẫn sau đây.

Khi bạn cài đặt bất kỳ chương trình, phần mềm nào, nó sẽ chiếm mất một khoảng không gian trong ổ C. Sau một thời gian, ổ đĩa này bị đầy và bạn nhận ra máy tính đang chạy chậm dần. Về cơ bản, hệ điều hành cần có một không gian trống trong ổ C để chạy mượt, nhưng khi không có đủ dung lượng, nó sẽ hoạt động không bình thường.

Sau đây là 2 cách để người dùng mở rộng ổ C trên Windows 7,8,10. Cách thứ nhất là sử dụng tính năng quản lý đĩa có sẵn của Windows và cách thứ hai là sử dụng phần mềm của bên thứ 3.

Cách tăng dung lượng ổ C trên Windows 10, 8, 7...

Cách 1: Sử dụng tính năng quản lý ổ đĩa của Windows để  tăng dung lượng ổ C

Lưu ý quan trọng: Nếu không sử dụng tính năng này đúng cách, bạn có thể làm mất dữ liệu của mình. Và tính năng quản lý ổ đĩa của Windows có chức năng giới hạn.

  • Mở File Explorer bằng cách nhấn Windows + E.
  • Nhấp chuột phải vào This PC hoặc My Computer (tùy thuộc vào phiên bản hệ điều hành của bạn).
  • Chọn Manage.

Sử dụng tính năng quản lý ổ đĩa của Windows

4. Chọn Disk Management trong cửa sổ Computer Management.

Chọn Disk Management trong cửa sổ Computer Management.

Nhìn ảnh chụp màn hình bên trên, chúng ta thấy các ổ CEF theo thứ tự. Nếu bạn muốn tăng không gian ổ đĩa C, bạn phải có không gian trống để phân bổ cho ổ C. Vì thế, bạn phải xóa một ổ đĩa nào đó và phần không gian sẽ được chuyển sang ổ C. Trước khi xóa ổ đĩa thì hãy đảm bảo rằng bạn đã chuyển tất cả dữ liệu ở đó sang ổ đĩa khác hoặc ổ cứng ngoài.

5. Nhấp chuột vào ổ E hoặc ổ đĩa bất kỳ nào khác muốn xóa (trừ ổ C).

6. Chọn Delete Volume. Nếu ổ đĩa lớn, hãy sử dụng tùy chọn Shrink Volume để thu nhỏ ổ đĩa. Ví dụ, ổ E của bạn là 150 GB và bạn chỉ cần thêm 50 GB vào ổ C. Nếu chọn Delete Volume thì toàn bộ 150 GB sẽ được chuyển tất sang ổ C. Còn nếu chọn Shrink Volume, ổ E sẽ được thu nhỏ còn 50 GB, còn 100 GB chưa được phân bổ ở ổ E bạn chỉ cần đổi tên thành một chữ cái khác để tạo thành ổ đĩa mới. Bây giờ hãy xóa ổ E 50 GB để dung lượng đó được chuyển sang ổ C.

7. Nhấp chuột phải vào ổ C.

8. Chọn phần Extend Volume. Chọn Next và Finish.

Khi sử dụng tùy chọn Disk Management, người dùng phải xóa không gian của các ổ đĩa khác (ngoại trừ ổ C), bởi bạn không thể tạo không gian chưa phân bổ còn lại cho bất kỳ ổ đĩa nào bằng cách sử dụng Shrink Volume. Bạn chỉ có thể tạo không gian chưa phân bổ ở ngay ở ổ đĩa đó. Để mở rộng ổ đĩa C mà không xóa bất kỳ ổ đĩa nào, bạn cần phải sử dụng công cụ phân vùng ổ cứng của bên thứ 3.

Cách 2: Sử dụng phần mềm Macrorit Partition Expert để  tăng dung lượng ổ C

Phần mềm này rất dễ sử dụng, miễn phí (hoặc nếu mua bản pro thì cũng rẻ hơn nhiều so với các phần mềm cùng loại khác) và hoạt động nhanh. Bên cạnh đó, Macrorit Partition Expert cung cấp nhiều tính năng khác ngoài chức năng chia vùng ổ cứng.

Macrorit Partition Expert

  • Chọn ổ E.
  • Nhấp vào Resize/Move Volume ở menu trái.

Macrorit Partition Expert

3. Chỉ cần kéo từ bên trái để tạo không gian chưa phần bổ còn lại sang ổ E và ấn OK.

Chỉ cần kéo từ bên trái để tạo không gian chưa phần bổ còn lại sang ổ E và ấn OK.

4. Một lần nữa bạn trở về màn hình chính. Chọn ổ C. Bạn sẽ thấy một cửa sổ khác và kéo về bên phải.

5. Nhấp OK.

6. Nhấp vào Commit phía trên cùng. Nó sẽ khởi động lại máy tính và trong vòng 10 phút, không gian ổ C của bạn đã được mở rộng.

Những bí quyết sử dụng máy tính bền lâu

  Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại, máy tính ngày càng trở nên gần gũi hơn. Nó mang cả thế giới đến cho bạn nhưng cũng có thể mang thế giới ấy ra đi nếu bạn không chăm sóc, sử dụng nó cẩn thận.

Vệ sinh chung để sử dụng máy tính bền lâu:

  • Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng máy tính trở nên nóng hừng hực như lò lửa là do bụi bặm, cáu bẩn bám bên trong máy. Do đó, bạn cần giữ cho máy tính luôn sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài. 

Hiện nay các bạn có thể mua bộ dụng cụ vệ sinh và quạt tản nhiệt dành cho laptop hiện có bán nhiều trên thị trường để dễ dàng vệ sinh chúng. Giúp làm sạch bụi bẩn, đảm bảo an toàn và hạ nhiệt cho máy tính. Đối với máy bàn thì bạn nên làm sạch bụi bẩn bên trong thùng máy. Có rất nhiều thứ phải làm sạch, bao gồm bo mạch chủ, CPU, RAM, các card mở rộng, các quạt làm mát và cả các khe cắm. Khi vệ sinh nhớ tắt nguồn, rút hết dây cắm điện, đeo kiếng bảo hộ mắt và khẩu trang chống bụi để bảo vệ bạn khỏi hít phải bụi khi vệ sinh nhé. 

Việc làm này cần được thực hiện tối thiểu một lần/năm.
Việc làm này cần được thực hiện tối thiểu một lần/năm.

Sử dụng ổn áp điện để sử dụng máy tính bền lâu:

  • Máy tính vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của cường độ dòng điện, chỉ cần một sự cố về điện đột ngột như cúp điện, tăng điện, chập mạch… cũng có thể làm hỏng ổ cứng hay nổ bo mạch… Do đó, bạn nên trang bị cho máy tính một bộ ổn áp điện hay một bộ lưu điện - UPS càng tốt.

Tắt nguồn màn hình để sử dụng máy tính bền lâu:

  •  Hầu hết các loại màn hình hiện nay đều có tính năng tắt tự động khi thoát khỏi hệ điều hành, nhưng như thế không có nghĩa là chúng không sử dụng điện, bằng chứng là công tắc màn hình vẫn sáng hoặc nhấp nháy. Thật ra màn hình chỉ đang “ngủ” và vẫn đang hoạt động (sử dụng điện để “ngủ”).
  • Nếu để tình trạng này xảy ra một thời gian dài, đèn hình sẽ bị yếu (đối với màn hình CRT) hoặc xuất hiện các điểm ảnh hỏng (đối với màn hình LCD). Do đó, bạn hãy chịu khó tắt nguồn màn hình mỗi khi không làm việc với máy tính nữa, để máy có thời gian nghỉ ngơi hồi phục “sức khỏe”.

Để hệ thống luôn hoạt động để sử dụng máy tính bền lâu:

  • Không giống như màn hình nên tắt hẳn mỗi khi thoát khỏi hệ điều hành, hệ thống máy tính luôn cần được hoạt động. Rất nhiều người đã không nhận ra rằng khởi động máy tính từ tình trạng “lạnh ngắt” của các bộ phận như: bộ nguồn, bo mạch, ổ cứng… sẽ làm suy giảm rất nhiều tuổi thọ của chúng. Bạn hãy tưởng tượng một cầu thủ ra sân thi đấu mà không khởi động thì liệu anh ta sẽ đá bóng được trong bao lâu?! Cách giải quyết ở đây là bạn nên cho máy tính ngủ ở chế độ Hibernation thay vì Shutdown hoàn toàn khi không làm việc với nó nữa.

    Khám sức khỏe cho ổ cứng để sử dụng máy tính bền lâu:


  •  Công việc này rất đơn giản, từ cửa sổ My Computer, bạn kích chuột phải lên biểu tượng ổ cứng muốn kiểm tra, chọn Properties\Tools\Check now. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp khác để kiểm tra kỹ hơn. Nếu chương trình phát hiện ổ cứng có nhiều lỗi hay bad sector thì bạn hãy ngay lập tức sao lưu các dữ liệu quan trọng rồi mới tiến hành sửa chữa.

    Phòng chống virus để sử dụng máy tính bền lâu:

  • Bạn có thể sử dụng các chương trình thuộc hàng VN chất lượng cao như Bkav 2006, D32 (dung lượng nhỏ, hỗ trợ tiếng Việt) hay hàng ngoại như Norton Antivirus 2006, Panda Titanium 2006, Symantec Antivirus…

    Kiểm tra pin CMOS để sử dụng máy tính bền lâu:

  • Cục pin bé tí này còn được gọi là pin nuôi vì dùng năng lượng của mình để “nuôi” các thông tin thiết lập trong Bios đảm bảo cho hệ thống có thể khởi động được. Để kiểm tra tình trạng pin nuôi, bạn chỉ việc để ý đồng hồ hệ thống, nếu thấy nó bắt đầu chạy chậm thì pin nuôi cũng sắp “tiêu” và bạn nên nhanh chóng thay pin mới đi là vừa.

    Cẩn thận khi mở thùng máy để sử dụng máy tính bền lâu:

  •  Bất cứ khi nào bạn định mở thùng máy, hãy nhớ tắt nguồn và rút hẳn phích cắm điện ra khỏi ổ điện. Khi chạm vào các bộ phận bên trong thùng máy, bạn hãy để cơ thể mình trực tiếp nối đất hoặc thông qua một vật có khả năng dẫn điện nào đó hoặc đeo vòng khử tĩnh điện nhằm tránh làm hỏng các bo mạch do tương tác tĩnh điện.

    Bảo trì chuột để sử dụng máy tính bền lâu:

  • Sau một thời gian sử dụng, chuột sẽ bị bám đầy bụi và cáu bẩn. Đối với chuột bi, bạn sẽ thấy sự di chuyển của nó không còn trơn tru như lúc mới mua mà bắt đầu “cà rịch cà tang” lúc đi lúc không, có khi nhảy lung tung. Để vệ sinh nó, bạn sử dụng một cái cạo nhỏ cạo cáu bẩn bám trên các thanh nhựa cuộn (phần tiếp xúc với bi), bánh xe cuộn, đồng thời dùng khăn lau chùi cả viên bi nữa. Đối với chuột quang, bạn chỉ việc cạo sạch bụi đất bám theo bánh xe cuộn là được.

    Dọn dẹp Registry để sử dụng máy tính bền lâu:

  • Bạn thích vọc máy tính nên thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào hệ thống. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy hệ thống trở nên chậm chạp đến khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm. Kết quả là Registry phình to ra với khá nhiều rác. Để quét sạch các thứ rác thải này để máy tính chạy nhanh hơn.

Nguyên nhân và cách khắc phục máy tính không vào Facebook

   Dưới đây là những cách khắc phục giúp bạn truy cập mạng nhanh chóng và ổn định mới nhất 2018, áp dụng thành công với các nhà mạng, mời cá...